Chainlink là gì? Tổng quan về Chainlink

Một trong những ứng dụng an toàn được nhiều người dùng tin tưởng đó chính là Chainlink. Đây là nền tảng kết nối khi người dùng muốn thao tác giao dịch liên kết giữa các Blockchain. Để giải quyết những vấn đề liên quan đến cách thức hoạt động thì cần sử dụng đến liên kết này. Vậy tổng quan về dự án này là thế nào? Hãy cùng congngheso247.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Chainlink là gì?

Chainlink là một dịch vụ oracle phi tập trung, và là nền tảng blockchain đầu tiên trong loại hình oracle. ChainLink cung cấp giải pháp là cầu nối giữa các hợp đồng thông minh, cho phép người dùng sử dụng các phần mềm trong mạng lưới để lấy dữ liệu từ các giao diện lập trình ứng dụng (API), các nhóm dữ liệu và tài nguyên khác để tích hợp chúng vào Blockchain. Về cơ bản, ChainLink lấy thông tin bên ngoài các ứng dụng blockchain và đặt nó vào on-chain.

Chainlink giải quyết vấn đề gì

Đối với nhiều giao thức Blockchain của các nền tảng khác, chúng cần phải có các ứng dụng như ChainLink để truy cập hệ thống dữ liệu mà các nền tảng này cần vận hành. Như vậy, ChainLink kết nối các blockchain với cơ sở hạ tầng hiện của các nền tảng.

Nếu tìm hiểu kỹ thì các bạn sẽ biết bản thân Smart Contract không có khả năng tương tác với bất kỳ nguồn dữ liệu bên ngoài Blockchain (theo 2 chiều). Với tình trạng thiếu kết nối giữa các nguồn dữ liệu đầu vào, hoặc đầu ra khiến cho việc phát triển Smart Contract với nhiều chức năng đa dạng hơn trở nên khó hơn rất nhiều. Và đó chính là vấn đề mà ChainLink đang giải quyết – Connectivity, sự kết nối giữa Smart Contract và dữ liệu bên ngoài Blockchain.

Điểm nổi bật của Chainlink 

  • Là đồng tiền điện tử đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm này đang nỗ lực để thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực với hợp đồng thông minh giới hạn trong hệ sinh thái blockchain
  • ChainLink đã thành công giải quyết vấn đề hợp đồng thông minh gặp khó khăn trong việc truy cập khi doanh nghiệp không áp dụng các công nghệ blockchain
  • Đây là đồng coin hội tụ đầy đủ các yếu tố về giá trị, mức độ tin cậy,.. và được đánh giá là rất có tiềm năng trong tương lai
  • Cộng đồng của ChainLink coin hiện nay khá lớn. Rất nhiều nhà đầu tư đều đặt niềm tin vào đồng coin này
  • Nhà phát triển đang cố gắng mở rộng mạng lưới của đồng tiền ảo này bằng cách đưa ra dự án Staking tại Osaka, qua đó thành công đẩy giá trị của đồng ChainLink tăng cao
  • Sở hữu nhiều chức năng On-Chain (thực hiện theo quy trình 3 bước là lựa chọn hệ quản trị, báo cáo dữ liệu, tập hợp kết quả) và Off-Chain (nút quản trị kết nối với mạnh Ethereum và có chức năng thu thập dữ liệu theo yêu cầu từ nguồn Off-Chain dựa theo yêu cầu của các hợp đồng người dùng)
  • Vào năm 2019, ChainLink đã chính thức hợp tác với SWIFT – hệ thống thanh toán đa ngân hàng thế giới để triển khai dự án và nhờ vào dự án này đã thanh công thu hút được nhiều trader tham gia đầu tư vào đồng coin 

Bản chất hoạt động của chainlink

Mục tiêu cốt lõi của ChainLink là thực hiện các giải pháp mở rộng trực tiếp (on-chain) và không trực tiếp (off-chain) và do đó nó có hai chức năng chính: chức năng on-chain và chức năng off-chain.

Chức năng On-Chain

Chức năng on-chain
Chức năng On-Chain

Thành phần đầu tiên của ChainLink bao gồm các hợp đồng được xử lý trực tiếp trên chuỗi, các hợp đồng này được triển khai dựa trên công nghệ blockchain của Ethereum. Các hợp đồng quản trị dữ liệu này xử lý các yêu cầu dữ liệu của người dùng muốn tận dụng phần mềm quản trị dữ liệu của mạng lưới. Nếu một người dùng hoặc một thực thể muốn truy cập dữ liệu ngoài chuỗi, họ sẽ gửi một hợp đồng người dùng (hoặc hợp đồng yêu cầu) tới mạng lưới của ChainLink, và blockchain sẽ xử lý các yêu cầu này trong hợp đồng riêng của họ.

Với những hợp đồng này, các chức năng on-chain của ChainLink sẽ trải qua một quy trình ba bước:

Lựa chọn Oracle: Khi một hợp đồng yêu cầu được gửi, có nghĩa là người dùng đã xác định ra các yêu cầu cho việc tìm kiếm dữ liệu của họ được như một thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA). Chúng có thể bao gồm uy tín của hệ quản trị, các thông số dữ liệu, số lượng các hệ quản trị / dữ liệu cần thiết, v.v. Sau đó, người dùng có thể lọc và tự tìm kiếm các hệ quản trị sử dụng ChainLink. Đôi khi khi tìm kiếm theo phương pháp thủ công không tối ưu, một công cụ kết hợp tự động sẽ được giới thiệu sẵn. Đối với tùy chọn này, các hệ quản trị có thể đặt giá thầu dựa trên SLA của hợp đồng. Các hợp đồng có thể yêu cầu một khoản phí phạt cho các hành vi sai phạm, và một khi một hợp đồng đã nhận được mức giá thầu phù hợp, thì những hệ quản trị này sẽ được chọn và thỏa thuận dịch vụ được bắt đầu.

Báo cáo dữ liệu: Đây là một bước khá đơn giản. Sau khi một hệ quản trị được chọn, các nhà cung cấp off-chain sẽ thực hiện thỏa thuận dịch vụ và truyền tải dữ liệu yêu cầu tới blockchain cho các nút trên chuỗi xử lý.

Tập hợp kết quả: Để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, một hợp đồng tổng hợp thu thập dữ liệu được gửi bởi tất cả các nhà cung cấp liên quan đến một hợp đồng yêu cầu. Hợp đồng tổng hợp sau đó sẽ xem xét, cân nhắc tất cả các dữ liệu để cung cấp cho các hợp đồng yêu cầu một câu trả lời tối ưu nhất.

Chức năng Off-Chain

Chức năng Off-Chain
Chức năng Off-Chain

Thành phần thứ hai của ChainLink bao gồm các nút quản trị off-chain được kết nối với mạng Ethereum. Hiện tại, ChainLink chỉ kết nối với các hợp đồng thông minh trên mạng lưới của Ethereum, nhưng trong tương lai, hệ thống sẽ không hợp tác làm việc với các hợp đồng thông minh trên nhiều mạng lưới khác nhau.

Các nút off-chain có trách nhiệm thu thập dữ liệu từ nguồn off-chain theo yêu cầu của các hợp đồng người dùng. Sau khi thu thập các dữ liệu có liên quan, các nút này sẽ xử lý dữ liệu thông qua ChainLink Core, phần mềm nút lõi cho phép cơ sở hạ tầng ngoài chuỗi tương tác với blockchain của ChainLink. Khi dữ liệu được xử lý, ChainLink Core sẽ truyền nó tới hợp đồng quản trị on-chain để kết hợp các kết quả. Để trả công cho công việc này, các nhà điều hành hệ quản trị off-chain sẽ được nhận được LINK – token của ChainLink, để thu thập và gửi dữ liệu.

Chainlink coin là gì

LINK là mã thông báo tiêu chuẩn ERC-20 trong hệ sinh thái ChainLink và bổ sung thêm chức năng “Transfer và Call” ERC-223. Nó cho phép các token được nhận và xử lý qua các smart contract ( Hợp đồng thông minh ) trong một giao dịch duy nhất.

Token này được sử dụng trong network của Chainlink với mục đích để thanh toán cho các Node Operator trong việc truy xuất dữ liệu từ các nguồn bên ngoài.

Thông tin về đồng Chainlink

Tên, nguồn cung, hợp đồng

  • Tên: LINK Token
  • Mã thông báo: LINK
  • Blockchain: Ethereum
  • Mã thông báo tiêu chuẩn: ERC-677
  • Loại mã thông báo: Utility Token
  • Địa chỉ Contract: 0x514910771af9ca656af840dff83e8264ecf986ca
  • Tổng cung tối đa: 1.000.000.000 LINK
  • Lượng cung lưu hành: 470.599.970 LINK

Phân bổ Token

  • 35% được bán ra ở vòng gọi vốn token sale
  • 35% dành Node Operator Incentives
  • 30% được nắm giữ bởi ChainLink Team

Tỷ giá hiện tại

Giá hiện tại của Chainlink
Giá hiện tại của Chainlink

Tính đến thời điểm viết bài, Chainlink đang được giao dịch ở mức giá 7.04$/ LINK. Để có thêm cập nhật mới về đồng Chainlink, bạn có thể tham khảo ở chính trang web của dự án cũng như từ các hội nhóm crypto,….

Cách sở hữu và giao dịch Chainlink

Token của dự án có thể được tìm thấy và giao dịch trên một số sàn như Binance, Houbi Global, Coinbase, OKEx,..

Tương lai của đồng Chainlink

Đối tác 

Các quan hệ đối tác ChainLink (LINK) lớn nhất cho đến nay:

  • SWIFT: Mạng truyền thông liên ngân hàng khổng lồ;
  • Zeppelin OS: Một hệ điều hành được phát triển đặc biệt để tạo các hợp đồng thông minh;
  • Request Network: Một nền tảng trao đổi nhằm mục đích trở thành tiêu chuẩn để trao đổi tiền pháp định và tiền điện tử;
  • Signal Capital: Một công ty tài sản tư nhân có trụ sở tại London.
  • IC3: Các nhà nghiên cứu bảo mật và học viện khoa học máy tính triển khai việc sử dụng các nghiên cứu bảo mật tiên tiến.
  • Gartner: công ty nghiên cứu độc lập bằng cách cung cấp các hợp đồng thông minh. 
    các đối tác của Chainlink
    các đối tác của Chainlink

     

Đối thủ cạnh tranh

Chainlink (LINK) có các đối thủ đi sau mình như: DIA, BAND, RAZOR, WINkLink, iExec RLC, API3, Tellor, Kylin Network, SmartKey, Nest Protocol,…

Lộ trình phát triển

  • Tháng 5/2019 Chainlink khởi chạy mainet: LINK ra mắt mạng Oracle phi tập trung đầu tiên trên mạng chính Ethereum sau 3 lần kiểm tra bảo mật thành công.
  • Chainlink Price Feeds ra mắt để cung cấp cho hệ sinh thái hợp đồng thông minh quyền truy cập vào dữ liệu thị trường tài chính chống giả mạo, cho phép tạo ra một loạt các ứng dụng DeFi. 
  •  Tháng 2/2021 sau một năm phát triển và kiểm tra bảo mật, Chainlink Off-Chain Reporting (OCR) chính thức ra mắt trên mainnet, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong khả năng mở rộng của các mạng tiên tiến phi tập trung của Chainlink.
  •  Tháng 4/2021 Whitepaper Chainlink 2.0 đã được phát hành, phác thảo nền tảng cho việc áp dụng hợp đồng thông minh kết hợp thông qua tính toán ngoài chuỗi và trình xử lý metalayer phi tập trung.
  • Tháng 5/2021 Khởi chạy chức năng ngẫu nhiên có thể xác minh (VRF); Chainlink (VRF) sử dụng các chức năng ngẫu nhiên có thể xác minh để tạo ra hàm ngẫu nhiên có thể xác minh trên chuỗi.

The post Chainlink là gì? Tổng quan về Chainlink appeared first on Congngheso247.net- Xu hướng công nghệ tương lai.



source https://congngheso247.net/chainlink-la-gi-tong-quan-ve-chainlink/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 10 điện thoại pin trâu nhất hiện nay

Kiểm tra RAM máy tính một cách đơn giản nhất